Những Bí Mật Thú Vị của Dạ Quang Đồng Hồ

Ngày nay các thương hiệu đồng hồ lớn nhỏ đều cho ra đời dòng đồng hồ dạ quang để phục cho mục đích cho mục đích sử dụng trong bóng tối. Mà cũng là cách để tạo điểm nổi bật cho đồng hồ với thiết kế phá cách, năng động. Vậy dạ quang đồng hồ là gì? Và có những thông tin thú vị gì về dòng đồng hồ này? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau

Định nghĩa dạ quang đồng hồ là gì?

Dạ quang chính là một hợp chất hóa học có khả năng phát sáng mà không hề tạo ra nhiệt khi ở trong bóng tối. Hợp chất này nhờ vào sự hấp thụ năng lượng ánh sáng hay từ các phản ứng hóa học tạo nên. Độ sáng của dạ quang sẽ giảm dần cho đến khi chúng được nạp năng lượng lại.

Tuy đều mang tính chất phát sáng nhưng dạ quang và huỳnh quang có sự khác biệt về độ tỏa nhiệt. Nếu huỳnh quang phát sáng đồng thời tỏa nhiệt thì dạ quang lại chỉ phát sáng mà không tạo ra nhiệt lượng - đây là một loại ánh sáng lạnh.

Dạ quang đồng hồ được thiết kế là một dải màu, thường là màu trắng. Chúng được phủ trên các kim, vòng số giờ, viền bezel, vòng ngoài. Hay thậm chí còn là toàn bộ mặt ghi số đồng hồ. Tùy vào từng thương hiệu đồng hồ mà chúng được thiết kế theo nhiều kiểu, nhiều màu khác nhau.

Dạ quang đồng hồ và những điều thú vị - Ảnh 2

Mẫu đồng hồ Citizen dạ quang AW1591-01L

Lịch sử phát triển của chất liệu dạ quang đồng hồ

Chất dạ quang được sử dụng cho đồng hồ lần đầu tiên vào năm 1898. Khi đó nhà khoa học Marie Curie đã phát hiện ra chất phát quang phóng xạ radium / radioluminescence.

Chất phát quang này là kết quả kết của hợp chất hóa học giữa radium và kẽm sunfua. Chúng được tráng lên kim và những số trên mặt đồng hồ. Và khả năng phát sáng của chúng có thể lên đến 50 năm sau đó sẽ tắt hẳn.

Sự phát sáng của hợp chất này không đến từ radium mà là do sự ion hoá kim loại từ phóng xạ của radium. Và được phát sáng cho đến khi kết thúc quá trình ion hóa kết thúc thì sẽ tắt hẳn.

Tuy nhiên hợp chất này lại vô cùng độc hại và chung là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ở con người. Chinh vì thế mà các nhà sản xuất đồng hồ hiện tại đã tìm ra một chất liệu dạ quang mới thay thế, mang lại sự an toàn tuyệt đối cho con người. Đặc biệt hiệu quả phát sáng lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn.

Dạ quang đồng hồ và những điều thú vị - Ảnh 3

Phân biệt 2 dạng dạ quang đồng hồ hiện nay

Đồng hồ sử dụng chất liệu dạ quang có 2 loại. Cách phân biệt đơn giản và dễ dàng nhất là nhận biết kí tự được ghi trên các mẫu đồng hồ. Cụ thể như sau:

“L Swiss Made L”: đây là dòng đồng hồ được sản xuất tại Thụy sĩ sử dụng loại dạ quang SuperLumiNova

“T Swiss Made T”: cũng là đồng hồ Thụy Sĩ nhưng lại sử dụng chất liệu Tritium

“GTLS”: đây là tên viết tắt của cụm từ Gaseous Tritium Light Source. Cái này dùng để chỉ ống dạ quang Tritium công nghệ cao. Trong đó những ký hiệu T25 và T100 dùng để chỉ lượng phóng xạ bên trong từng loại lume

Nguyên nhân đồng hồ bị yếu dạ quang sau một thời gian sử dụng

Theo như những phân tích ở trên thì tritium hay lân quang sau một thwoif gian sử dụng cũng sẽ yếu dần đi và giảm độ sáng. Một số nguyên nhân chính là do Nước, độ ẩm, nhiệt độ:

Khi đồng hồ bị vào nước hay hơi nước xâm nhập sẽ làm dạ quang bị yếu hoặc bị rửa trôi.

Nếu để đồng hồ tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ nóng lạnh không đồng đều cũng sẽ làm ngưng tụ hơi nước gây hiện tượng hấp hơi nước và làm giảm độ sáng của dạ quang

Dạ quang đồng hồ và những điều thú vị - Ảnh 4

Cách nạp dạ quang đồng đồ với chất liệu lân quang

Tia cực tím UV hoặc ánh tím từ ánh sáng mặt trời làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng để phát quang của lân quang một cách tối đa nhất. Chính vì thế mà nguồn sạc năng lượng lý tưởng nhất chính là phơi đồng hồ ra ngoài trời nắng buổi sáng sớm khoảng 10 – 30 phút ( tránh phơi đồng hồ vào buổi trưa)

Một cách khác nữa là dùng điện nhân tạo từ bóng đèn với khoảng cách 20-50cm, với thời gian sạc khoảng 30 phút – 60 phút tùy loại đèn. Bạn cũng có thể sạc bằng đèn led của điện thoại khoảng 15 phút là đồng hồ sẽ sáng trở lại.

Tuy nhiên bạn nên chú ý không nên sạc đồng hồ bằng những sản phẩm sau: đèn sưởi, đèn hồng ngoại, đèn phát nhiệt… bởi vì bước sóng và nhiệt độ của các loại sản phẩm này sẽ làm hỏng bộ máy của đồng hồ.

You have successfully subscribed!
This email has been registered