Seiko Presage Kintaro Hattori: Kỷ niệm 100 năm của hành trình huyền thoại Seiko đầu tiên
Đồng ý với anh em là chiếc đồng hồ đầu tiên mà nghệ nhân Kintaro Hattori làm ra ở xưởng Seikosha là chiếc có logo Laurel, ra mắt năm 1913. Nó được mệnh danh là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của Nhật Bản. Hồi đầu năm nay Seiko cũng có một chiếc tên mã SPB359 với cọc số phong cách Breguet, lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ đeo tay 110 năm tuổi.
Chuyện ít người biết đến hơn, chiếc đồng hồ đầu tiên với logo Seiko trên mặt số phải đến năm 1924 mới ra mắt. Đó là thời điểm sau trận động đất Great Kanto phá huỷ hoàn toàn nhà máy của Seikosha năm 1923. Sang năm sẽ là kỷ niệm 100 năm chiếc Seiko đầu tiên ra đời. Và ngay ở thời điểm hiện tại, thương hiệu đồng hồ lớn nhất Nhật Bản cũng đã giới thiệu SPB441, một cách để tri ân cột mốc đáng nhớ của họ:
Sự giống nhau giữa chi tiết mặt số của chiếc Seiko đầu tiên với Presage Kintaro Hattori Limited Edition SPB441 là rất rõ ràng: Kim giây rốn, cọc số font cổ điển, mặt số tráng men trắng tinh cùng bộ kim xanh. Cũng vì là một cỗ máy thời gian ghi nhớ lại quá khứ, nên đường kính case thép không gỉ có kích thước 35mm, nhưng bù lại là nó được trang bị kính sapphire chống xước và chống loá của kỷ nguyên mới.
Chuyện ít người biết đến hơn, chiếc đồng hồ đầu tiên với logo Seiko trên mặt số phải đến năm 1924 mới ra mắt. Đó là thời điểm sau trận động đất Great Kanto phá huỷ hoàn toàn nhà máy của Seikosha năm 1923. Sang năm sẽ là kỷ niệm 100 năm chiếc Seiko đầu tiên ra đời. Và ngay ở thời điểm hiện tại, thương hiệu đồng hồ lớn nhất Nhật Bản cũng đã giới thiệu SPB441, một cách để tri ân cột mốc đáng nhớ của họ:
Sự giống nhau giữa chi tiết mặt số của chiếc Seiko đầu tiên với Presage Kintaro Hattori Limited Edition SPB441 là rất rõ ràng: Kim giây rốn, cọc số font cổ điển, mặt số tráng men trắng tinh cùng bộ kim xanh. Cũng vì là một cỗ máy thời gian ghi nhớ lại quá khứ, nên đường kính case thép không gỉ có kích thước 35mm, nhưng bù lại là nó được trang bị kính sapphire chống xước và chống loá của kỷ nguyên mới.
Anh em nhìn hình sẽ để ý, đã có kim giây ở chính giữa mặt số rồi, vậy còn kim rốn là để làm gì? Đó là kim chỉ thị 24 giờ để nhận diện buổi sáng hay tối, chỉ vậy thôi, chứ SPB441 không có khả năng hiển thị đồng thời hai múi giờ như những chiếc đồng hồ GMT ra mắt sau chiếc Seiko đầu tiên vài chục năm.
Và giống hệt như quá khứ, cái thời kỳ những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên đều là những đồng hồ quả quýt hàn thêm lug để cài dây, SPB441 cũng có case thép tròn trịa, dàn lug giữ dây da dạng bản lề, có thể di chuyển được chứ không hàn chết trên case, phần nào củng cố cái chất hoài cổ của một sản phẩm số lượng hạn chế, được tạo ra để kỷ niệm cột mốc đáng nhớ của Seiko.
Dù có độ dày lên tới 12.3mm, nhưng với đường kính 35mm, thực sự SPB441 là một món đồ chơi vừa cổ điển vừa lạ lẫm, giữa cái thời điểm đồng hồ đeo tay giờ toàn sở hữu đường kính từ 39 đến 42mm, có khi còn hơn.
Và bên trong SPB441 là bộ máy cơ lên cót tự động 6R5H, tần số 3Hz, trữ cót lên tới 72 giờ đồng hồ. Dự kiến nó sẽ được bán ra thị trường vào đầu năm 2024 tới, với giá khoảng 2.000 USD, giới hạn 1000 chiếc.