Christopher Ward C1 Moonphase: Sự Tinh Tế và Sang Trọng với Giá 2.325 USD

Trong số những thương hiệu được coi là phá cách ở mức giá khởi điểm của thế giới đồng hồ xa xỉ, với những chiếc đồng hồ dễ tiếp cận với số đông, thì Christopher Ward phải là một cái tên xứng đáng được kể ra. Họ từng có một chiếc đồng hồ với bộ đếm tuần trăng C1 Moonglow, giá chỉ có 2.325 USD mà mặt số nhìn rất phá cách. Rồi kế đến là chiếc Bel Canto, giá chỉ khoảng 4 nghìn USD nhưng sở hữu một trong những tính năng thường chỉ thấy trên những cỗ máy thời gian đắt tiền, đó là Sonnerie au Passage, cứ một tiếng búa và gông lại gõ để điểm giờ, bên trong lớp vỏ titanium Grade 5.

[​IMG]

Vừa rồi, chiếc dresswatch C1 của Christopher Ward đã được ra mắt phiên bản mới. Lần này thay vì mặt số trong suốt như Moonglow, toàn bộ mặt số là “bầu trời đầy sao”, với trung tâm là ô hiển thị tuần trăng kéo dài từ góc 10h đến tận góc 3h trên mặt số. Không có cọc số hiển thị mốc thời gian, mà chỉ có ba kim ở trung tâm chiếc đồng hồ.

tinhte-cw2.jpg

So sánh trực tiếp với những chiếc C1 khác, thì C1 Moonphase không khác nhiều về mặt hoàn thiện, đặc biệt là những đường đánh xước ở cạnh bên. Nhưng kích thước của nó có vài thay đổi để lắp vừa bộ máy cơ lên cót tự động với ô moonphase bên trong. So với đường kính 41mm của C1 Bel Canto, C1 Moonglow có đường kính case thép 40mm, nhưng dày hơn, 13.3mm. Bù lại, khoảng cách lug to lug chỉ là 47.9mm, vẫn rất dễ đeo.


tinhte-cw5.jpg

Mặt số aventurine, kỹ thuật xử lý tạo ra những đốm sáng rải rác khắp bề mặt dial được Christopher Ward thực hiện khá kỳ công, và kết quả là một chiếc đồng hồ với mặt số vừa tối giản, vừa có chiều sâu đầy ấn tượng. Tính ra, nếu Christopher Ward chèn thêm bất kỳ chi tiết nào, ví dụ những cọc đánh dấu mốc chỉ giờ, hay những con số, hoặc thậm chí là 60 vạch nhỏ xung quanh mặt số để tiện theo dõi thời gian, mặt số cũng sẽ trở nên rối rắm, không thực hiện được chủ đích của hãng, đó là bắt anh em phải chú ý vào chi tiết nổi bật, sáng sủa và lớn nhất trên mặt số: Mặt trăng trên ô moonphase.

Kết quả của việc ứng dụng mặt số có phần đơn giản nhưng chẳng còn chỗ cho những chi tiết khác như thế này, là khi đeo C1 Moonphase lên tay, đôi mắt dễ bị hút vào mặt số trông chẳng khác gì những bức hình phơi sáng chụp bầu trời đêm.

tinhte-cw3.jpg

Cũng vì mặt số aventurine, nên nhìn những bức hình chụp C1 Moonphase lúc nó được Christopher Ward giới thiệu, thực sự rất khó để xác định xem chi tiết nào hút mắt hơn, bản thân toàn bộ mặt số, hay ô moonphase choán gần một nửa diện tích mặt số của chiếc đồng hồ. Nhưng khi đem C1 Moonphase vào trong môi trường thiếu sáng, mặt trăng được làm bằng chất liệu Globolight, rồi xử lý để tạo mảng miếng giống như mặt trăng, và cuối cùng được phủ Super Luminova dạ quang rõ ràng là điểm nhấn quan trọng nhất của chiếc dresswatch này.

Có lẽ đó cũng là lý do, ba kim giờ, phút, giây trên C1 Moonphase chỉ đóng vai trò hiện diện để chiếc đồng hồ trở nên hữu ích hàng ngày, thay vì chỉ là một món trang sức điệu đà trên cổ tay. Bộ kim cũng chỉ dừng lại ở việc được đánh bóng để chất thép sáng hơn, hợp tông hơn với mặt số aventurine. Nhưng mình dám chắc sẽ có anh em có quan điểm giống mình. Lấy ví dụ bỏ kim giây đi, hoặc bỏ kim giây xuống góc 6h dạng kim giây rốn, thì chiếc này có vẻ sẽ cân bằng và nhã nhặn hơn.

tinhte-cw6.jpg
Bên trong C1 Moonphase là phiên bản elaboré của bộ máy Sellita SW200-1, không có ô lịch và không cần ô lịch như những chiếc trang bị bộ máy SW200. Và để có tính năng đếm tuần trăng, Christopher Ward kẹp thêm một module họ tự phát triển, tên là JJ04, để biến bộ máy ba kim vốn đã quá nổi tiếng có thêm moonphase. C1 Moonphase có khả năng trữ cót 38 giờ liên tục, sai số -20/+20 giây một ngày, lên cót tự động, tần số 28800 vph.
tinhte-cw7.jpg

Đổi lại những thông số kỹ thuật tương đối thấp so với mặt bằng chung thế giới đồng hồ cơ Thụy Sỹ, là mức giá khó có thể lờ đi. Phiên bản dây da có giá 2.325 USD, còn dây kim loại thì chỉ thêm có 150 USD, 2.475 USD.
You have successfully subscribed!
This email has been registered